Cá da trơn khổng lồ quý hiếm trên sông Mekong

Con cá da trơn khổng lồ to bằng gấu xám Bắc Mỹ mắc câu ngư dân Campuchia trên sông Mekong.

cá da trơn
Con cá da trơn khổng lồ dài hơn hai mét. Ảnh: Đại học Nevada.

Đầu tháng 11, một nhóm ngư dân Campuchia bất ngờ bắt được con cá da trơn khổng lồ ở sông Mekong. Đây là lần đầu tiên loài cá này xuất hiện tại Campuchia trong một năm nay.

Zeb Hogan, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về cá ở Đại học Nevada, Mỹ, là người kiểm tra và đánh dấu con cá. Mắc câu trên khúc sông gần thủ đô Phnom Penh, con cá dài hơn hai mét và nặng khoảng 90 - 114 kg.

"Nó không thuộc loại lớn đối với họ cá da trơn khổng lồ sông Mekong, nhưng vẫn lớn hơn mọi con cá da trơn đánh bắt ở Bắc Mỹ trong thế kỷ qua", Hogan nhận xét.

Con cá da trơn lớn nhất ở Bắc Mỹ từ trước tới nay nặng 65 kg, lọt lưới ở Bắc Carolina năm 2011. Nhưng kích thước này khá khiêm tốn khi so với con cá da trơn khổng lồ bắt tại Thái Lan năm 2005, có trọng lượng 293 kg và chiều dài 2,7 mét.

Đúng như tên gọi, cá da trơn khổng lồ sông Mekong sinh sống trên hệ thống sông Mekong ở Đông Nam Á. Chúng là loài cá nước ngọt không vảy lớn nhất thế giới và mang tên "cá hoàng đế" trong vùng bởi kích thước và tầm quan trọng với văn hóa địa phương.

"Lần đánh bắt này rất thú vị bởi nó cho thấy loài cá có nguy cơ tuyệt chủng và vô cùng hiếm gặp này vẫn tồn tại trên dòng sông. Chúng di cư hàng năm từ hồ Tonle Sap vào sông Mekong để đẻ trứng", Hogan cho biết.

Vào thập niên 1800, hàng nghìn con cá da trơn khổng lồ sông Mekong bị bắt mỗi năm. Số lượng loài này giảm tới 95 % do đánh bắt quá mức, tình trạng ô nhiễm và môi trường sống bị phá hủy. Chỉ vài con cá được phát hiện tại nơi sinh sống trong một năm.

Việc giết cá da trơn khổng lồ bị nghiêm cấm, nhưng một loạt con đập lớn mọc lên trên sông có thể hủy hoại môi trường sống của loài cá này. "Nếu tất cả nơi đẻ trứng của cá da trơn khổng lồ đều ở phía trên đập, chúng có thể rơi vào cảnh tuyệt chủng", National Geographic dẫn lời Hogan, người đã nghiên cứu loài cá suốt 20 năm.

Nhằm hiểu rõ hơn về hành vi của con cá, Hogan và các nhân viên của Bộ ngư nghiệp Campuchia gắn một chiếc thẻ nhựa lên vây nó. Nếu con cá được bắt gặp lần nữa, nhóm nghiên cứu có thể hiểu hơn hành trình di chuyển của nó. Con cá có thể sống trên 60 năm và cung cấp dữ liệu trong một khoảng thời gian.

Hogan lặn xuống độ sâu ba mét để thả con cá. Theo lời kể của ông, nó nhanh chóng bơi đi với tình trạng sức khỏe tốt.

Vnexpress, 21/11/2015
Đăng ngày 22/11/2015
Phương Hoa
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 08:00 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 08:00 17/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 12:05 19/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 12:05 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 12:05 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 12:05 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 12:05 19/05/2024